Các quan điểm Chủ_nghĩa_tư_bản_độc_quyền_nhà_nước

Các phiên bản khác nhau của ý tưởng này được xây dựng bởi các nhà kinh tế của Đảng Cộng sản Liên Xô (Eugen Varga), Đảng Cộng sản Xã hội chủ nghĩa Đông Đức, Đảng Cộng sản Pháp (Paul Boccara), Đảng Cộng sản Anh (Ben Fine và Laurence Harris), và Đảng Cộng sản Hoa Kỳ (Victor Perlo). Khi Varga giới thiệu lý thuyết, các nhà kinh tế học Stalinist chính thống đã phê phán nó. Họ cho rằng nó không tương thích với học thuyết của Stalin rằng kế hoạch nhà nước là đặc điểm duy nhất của chủ nghĩa xã hội, và rằng "dưới chủ nghĩa tư bản tình trạng vô chính phủ của nền sản xuất ngự trị".[7] Họ xem kế hoạch hóa nền kinh tế chính là chủ nghĩa xã hội chứ không phải là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Các nhà phê bình như Ernest MandelLeo Kofler đã tuyên bố rằng:

  • Học thuyết ngụ ý sai rằng nhà nước bằng cách nào đó có thể vượt qua sự cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản, quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và lực lượng thị trường nói chung, được cho là hủy bỏ hoạt động của quy luật giá trị.
  • Học thuyết không tính đến sự phức tạp của cơ sở giai cấp của nhà nước, và mối liên kết thực sự giữa chính phủ và giới tinh hoa. Nó mặc nhiên thừa nhận một cấu trúc đơn nhất của sự thống trị mà trong thực tế không tồn tại.
  • Học thuyết không giải thích được sự nổi lên của hệ tư tưởng tân tự do trong kinh tế học cho rằng một mục tiêu quan trọng nên làm là giảm ảnh hưởng của nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, chủ nghĩa tân tự do không phản đối việc làm cho nhà nước trở nên phụ thuộc vào mục đích của các tập đoàn lớn, trong cái được gọi là độc quyền do chính phủ cho phép.
  • Học thuyết không cho thấy rõ sự khác biệt giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản, ngoại trừ ở một nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản (hay đúng hơn là Ủy ban trung ương) đóng vai trò chính trị hàng đầu. Trong trường hợp đó, bản chất giai cấp của nhà nước được xác định hoàn toàn theo chính sách của Ủy ban Trung ương Đảng cầm quyền.

Nhà nước trong các xã hội kiểu Xô Viết đã được các những người theo chủ nghĩa tân Trotsky xác định là nhà tư bản độc quyền. Không có sự khác biệt, theo quan điểm của họ, giữa phương Tây và phương Đông về vấn đề này. Do đó, một số loại cách mạng chống quan liêu được cho là bắt buộc, nhưng các nhóm Trotskyist khác nhau tranh luận với nhau về hình thức cuộc cách mạng như thế sẽ cần phải thực hiện, hoặc có thể thực hiện. Một số người theo chủ nghĩa Trotsky tin rằng cuộc cách mạng chống quan liêu sẽ xảy ra một cách tự nhiên, chắc chắn. Những người khác tin rằng nó cần phải được tổ chức - mục đích là thiết lập một xã hội thuộc sở hữu và điều hành bởi tầng lớp lao động. Theo những người tân Trotsky, Đảng Cộng sản không thể đóng vai trò chủ đạo bởi vì nó không đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động.

Những người theo chủ nghĩa vô chính phủ thị trường thường chỉ trích các lực lượng tân tự do vì việc áp dụng không phù hợp hoặc đạo đức giả lý thuyết tân tự do vào vấn đề chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, rằng trong những mâu thuẫn đó tồn tại cơ sở của các đặc quyền được nhà nước bảo đảm tiếp tục chọn lọc cho giới tinh hoa.[8]

Khái niệm chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã bị sửa đổi hoặc bị từ bỏ trong chủ nghĩa Cộng sản Châu Âu bởi vì người ta tin rằng bộ máy nhà nước hiện nay có thể được cải cách để phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động. Nói cách khác, việc nhà nước sở hữu các doanh nghiệp lớn được đề cập trước đó không còn là một vấn đề cấp thiết.